Thiết bị phân tích chất lượng điện là gì?
- Đo lường các thông số điện cơ bản như điện áp (Voltage), dòng điện (Current), tần số (Frequency) và công suất (Active, Reactive, Apparent Power).
- Phân Tích Sóng Hài: Phát hiện các sóng hài (harmonics) gây ra bởi các thiết bị điện tử như biến tần, UPS, hay đèn LED và đánh giá mức độ ảnh hưởng của sóng hài đến hệ thống điện.
- Phát Hiện Sự Cố Điện: Giám sát các sự cố thoáng qua, sụt áp, hoặc mất điện ngắn hạn và xác định nguyên nhân gây gián đoạn hoặc hư hỏng thiết bị.
- Ghi Nhận Dữ Liệu Thời Gian Thực: Thu thập và lưu trữ dữ liệu liên tục, giúp doanh nghiệp theo dõi và phân tích dài hạn.
- Hỗ Trợ Báo Cáo: Tự động tạo báo cáo phân tích chất lượng điện, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế như IEC 61000-4-30.
Tác dụng của thiết bị phân tích chất lượng điện vào ngành công nghiệp sản xuất
Tối ưu hóa hiệu suất máy móc
Hạn chế thời gian ngưng hoạt động của nhà máy
Tiết kiệm đồng thời năng lượng và chi phí
Đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế
Tăng tính cạnh tranh nhờ công nghệ hiện đại
Thiết bị Hioki sự lựa chọn hàng đầu của người thợ
Một số dòng sản phẩm nổi bật
- Có chức năng hỗ trợ giám sát đồng thời 4 pha điện áp và 3 pha dòng điện, phát hiện và ghi lại sự cố mất cân bằng pha, sóng hài và biến động điện áp và giúp kết nối với phần mềm để xuất báo cáo chi tiết.
- Ứng dụng: Giám sát chất lượng điện trong dây chuyền sản xuất và đánh giá hiệu suất hệ thống điện trong nhà máy và tòa nhà.
- Đây là sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế IEC 61000-4-30 Class A có khả năng vượt trội dùng để đo sóng hài chi tiết đến bậc cao, phát hiện nhấp nháy điện áp (flicker) và gián đoạn ngắn hạn và kết nối từ xa qua mạng LAN, ghi dữ liệu liên tục.
- Ứng dụng: Đo lường và phân tích trong hệ thống điện phức tạp, như nhà máy năng lượng tái tạo hoặc trung tâm dữ liệu.
- Sản phẩm có tính năng chủ yếu tập trung vào đo công suất tiêu thụ, hiệu suất sử dụng điện năng và giao diện thân thiện, nhỏ gọn và dễ dàng lắp đặt.
- Ứng dụng: Quản lý năng lượng cho tòa nhà và dây chuyền sản xuất và giảm lãng phí điện năng, tối ưu hóa chi phí vận hành.
Những lưu ý khi chọn lựa thiết bị phân tích chất lượng điện
Xác định nhu cầu sử dụng
- Mục đích sử dụng: Bạn cần thiết bị để đo lường cơ bản, có khả năng giám sát liên tục hay phân tích nâng cao. Hoặc tính ứng dụng cho hệ thống điện công nghiệp, tòa nhà, năng lượng tái tạo hay lưới điện.
- Thông số cần đo: Cần chú ý thông số như điện áp, dòng điện, sóng hài, công suất tiêu thụ, nhấp nháy điện áp (flicker), hay toàn bộ chất lượng điện năng để có thể chọn lựa thiết bị phù hợp.
Tính chính xác của thiết bị
- Đạt tiêu chuẩn quốc tế mà thiết bị tuân thủ: Thiết bị loại IEC 61000-4-30 Class A có thể ảm bảo độ chính xác cao cho các phép đo chuyên sâu, loại Class B thì phù hợp với giám sát thông thường.
- Độ chính xác: Về mặt này thì công việc nào cũng yêu cầu độ chính xác nên khả năng đo càng chuẩn, cao thì càng tốt. Đặc biệt nếu ứng dụng trong môi trường yêu cầu khắt khe như nhà máy sản xuất hoặc trung tâm dữ liệu.
Khả năng ghi dữ liệu và kết nối
- Dung lượng lưu trữ: Thiết bị cần có khả năng lưu trữ dữ liệu đủ lớn nếu dùng để giám sát liên tục.
- Kết nối: Hỗ trợ các giao thức như LAN, Wi-Fi, hoặc USB để xuất dữ liệu hoặc giám sát từ xa.
- Phần mềm đi kèm: Phần mềm cần dễ sử dụng cho người dùng thao tác, hỗ trợ phân tích và tạo báo cáo tự động.
Tính di động và độ bền
- Thiết kể linh hoạt: Thiết kế cần gọn nhẹ nếu bạn thường xuyên di chuyển giữa các địa điểm đo lường.
- Tính bền bỉ: Độ bền cao, chịu được môi trường công nghiệp khắc nghiệt như nhiệt độ cao, bụi bẩn hoặc độ ẩm.
Tính năng của sản phẩm
- Tự động cảnh báo: Thiết bị có khả năng gửi cảnh báo khi phát hiện sự cố như quá áp, sóng hài cao hoặc mất cân bằng pha.
- Đo lường linh hoạt: Hỗ trợ đo trên nhiều loại hệ thống điện (1 pha, 3 pha, đa pha).
- Tương thích năng lượng tái tạo: Phân tích nguồn điện từ các hệ thống như điện mặt trời, điện gió.
Thương hiệu và dịch vụ hỗ trợ
- Thương hiệu uy tín: Ưu tiên các nhà sản xuất lớn như Hioki, Fluke, Dranetz, Schneider Electric vì họ đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng.
- Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật: Đảm bảo nhà cung cấp có đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp, cung cấp tài liệu hướng dẫn, bảo trì và sửa chữa khi cần.
Giá thành và tài chính
- Xác định ngân sách trước khi mua: Bạn cần đưa ra khoản chi phí dự trù để tìm được loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu và ngân sách.
- So sánh thị trường: Hãy tìm hiểu, đánh giá và có sự tham khảo giá cả giữa các sản phẩm có cùng tính năng để chọn lựa thiết bị tối ưu.
- Chi phí phát sinh: Ngoài tính toán sao cho phù hợp ngân sách thì việc tính cả chi phí bổ sung như phụ kiện, phần mềm, hoặc các gói bảo trì kèm theo.
Kiểm tra sản phẩm kỹ trước khi thanh toán
- Thử nghiệm: Nên yêu cầu thử nghiệm thiết bị thực tế để đảm bảo nó đáp ứng các yêu cầu công việc. Bạn có thể chủ động tìm các đơn vị phân phối sản phẩm có thể đám ứng yêu cầu này.
- Kiểm tra sản phẩm đi kèm: Hãy kiểm tra kỹ càng, chi tiết các phụ kiện đi kèm như kẹp dòng, dây đo, màn hình hiển thị và hướng dẫn sử dụng.