Cách Đo Của Ampe Kìm , Đồng Hồ Vạn Năng Và Các Loại Thiết Bị

1:Sử dụng ampe kìm.
Ampe kìm là thiết bị đo điện chuyên dụng để đo dòng điện với dải đo rộng từ 100mA đến 2000A . Một số model ampe kìm được tích hợp nhiều tính năng như đồng hồ vạn năng là đo: điện áp, điện trở, tần số... Tên của thiết bị đo điện này được đặt theo đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe.
Nguyên lý hoạt động của ampe kìm:

 

Trong dòng điện xoay chiều, từ trường biến thiên sinh ra bởi dòng điện có thể gây cảm ứng điện từ lên một cuộn cảm nằm gần dòng điện. Ampe kìm hoạt động dựa trên nguyên lý này vì vậy nó được liệt ào nhóm thiết
2:Sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử.
Đồng hồ vạn năng điện tử, còn gọi là đồng hồ vạn năng hiển thị số là loại thiết bị đo điện thông dụng nhất hiện nay cho những người làm công tác kiểm tra điện và điện tử. Kết quả của phép đo thường được hiển thị trên một màn tinh thể lỏng, giúp người đo dễ dàng đọc, tránh sai số.
a. Sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử đo dòng điện.
Sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số đo dòng điện một chiều (A.DC)và dòng điện xoay chiều (A.AC).
Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo A~ để đo dòng điện xoay chiều và thang A- để đo dòng điện một chiều.
Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng 20A nếu đo dòng có cường độ lớn cỡ A và cổng mA nếu đo dòng có cường độ nhỏ cỡ mA .
Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
Bước 4: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A - 250mA.
Bước 5: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
Bước 6: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm
Bước 7: Bật điện cho mạch thí nghiệm.
Bước 8: Đọc kết quả trên màn hình LCD.
Chú ý: Khi kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 25mA để được kết quả chính xác hơn.Tương tự, khi kết quả nhỏ hơn 2,5mA thì đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 2,5mA.
 
b. Sử dụng đồng hồ vạn năng  điện tử đo điện áp.
Bước 1: Để đồng hồ ở thang V- để đo điện áp một chiều và V~ để đo điện áp xoay chiều.
Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+).
Bước 4: Đặt chuyển mạch ở thang đo DC.V (AC.V) lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị cần đo để kết quả đo là chính xác nhất.
Bước 5: Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo (Đo song song). Nếu đo DC.V thì đặt que đen vào điểm có điện thế thấp, que đỏ vào điểm có điện thế cao, nếu đo AC.V thì không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ.
Bước 6: Đọc kết quả trên màn hình.
C. Sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử đo điện trở.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điện trở Ω.
Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
Bước 4: Đặt 2 que đo vào 2 đầu điện trở (Đo song song). Chọn thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo.
Bước 5: Đo điện trở lại một lần nữa, kết quả lần này là chính xác.
Bước 6: Đọc kết quả trên màn hiển thị.
Chú ý:
Không bao giờ được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện.Trước khi đo điện trở trong mạch hãy tắt nguồn trước.
Không để đồng hồ ở thang đo điện trở mà đo điện áp và dòng điện - đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức.
Khi đo điện trở nhỏ (cỡ <10Ω) cần để cho que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt nếu không kết quả không chính xác.
Khi đo điện trở lớn (cỡ > 10kΩ), tay không được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo, vì nếu tiếp xúc như vậy điện trở của người sẽ mắc song song với điện trở cần đo làm giảm kết quả đo.
Để Tìm Các Sản Phẩm Khác Vui Lòng Ghé Trang Chính Của Công Ty DONGBAC CORP, Hioki Việt Nam
0.0 Đánh giá trung bình
5 0% | 0 đánh giá
4 0% | 0 đánh giá
3 0% | 0 đánh giá
2 0% | 0 đánh giá
1 0% | 0 đánh giá