Điều Khiển Thiết Bị Hioki Bằng LabVIEW
Sản phẩm xem nhiều
CÁP LAN HiTESTER 3665-20
9.000.000 đ
THIẾT BỊ GHI NHIỆT ĐỘ LR5011
3.450.000 đ
THIẾT BỊ THU THẬP DỮ LIỆU LR5092-20
10.650.000 đ
ADAPTER TRUYỀN THÔNG LR5091
1.400.000 đ
THIẾT BỊ ĐO XUNG CUỘN DÂY ST4030A
12.800.000 đ
ĐẦU ĐO LOGIC MR9321-01
Liên hệ
Điều Khiển Thiết Bị Hioki Bằng LabVIEW
Ngày nay thiết bị đo lường thường được dùng cùng với phần mềm để giúp nâng cao hiệu suất phân tích dữ liệu đo.
Phần mềm điều khiển và giám sát thiết bị đo thường được phát triển bởi chính hãng sản xuất, nhưng trong một số trường hợp có thể thấy chúng được phát triển bởi người dùng do các yêu cầu riêng. Có thể sử dụng nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau như Visual C++, Visual Basic, Java, MATLAB, tuy nhiên ngôn ngữ phổ biến và dễ dùng nhất để kết nối với thiết bị đo lường là Labview, được phát triển bởi National Instrument Co., Ltd.
Bài viết này sẽ đề cập đến cách thức dùng LabView để kết nối với thiết bị đo lường. Tuy nhiên, trước khi đi vào phần lập trình thì tác giả muốn giới thiệu một phần mềm thường đi cùng sau khi cài đặt LabView là “Measurement & Automation Explorer” hay NII MAX. Đó là một ứng dụng trên máy tính dùng để giao tiếp với thiết bị đo.
Phần mềm Measurement & Automation Explorer (NI MAX)
Để sử dụng phần mềm này, người dùng cần kết nối thiết bị đo với máy tính thông qua một số giao diện được hỗ trợ sẵn. Trong ví dụ dưới đây, thiết bị đo điện trở Hioki RM3544 được kết nối với máy tính thông qua cổng USB. Sau khi khởi động, giao diện phần mềm NII MAX xuất hiện như dưới đây:
Hình 1: Giao diện phần mềm Measurement & Automation Explorer
Cổng nối tiếp ảo dùng để kết nối với thiết bị thông qua cổng vật lý USB được thể hiện, ví dụ: Cổng COM7 ở Hình 2.
Hình 2: Lựa chọn cổng nối tiếp (COM)
Từ cửa số này người dùng có thể mở bảng điều khiển VISA Test Panel để thiết lập các thông số cho cổng COM (Baud Rate, Databits, Stop Bits, Parity và các thông số khác) trước khi bắt đầu các câu lệnh lập trình.
Hình 3: VISA Test Panel
Để thực hiện việc gửi lệnh và nhận thông tin từ máy tính với thiết bị đo thì mở giao diện tab Input/Output, xem Hình 4.
Hình 4: Giao diện Input/Output
Khi lập trình phần mềm thì cần lưu ý các ký tự “?” ở cuối chuỗi, theo sau bởi CR (Carriage Return – trở về đầu dòng, ký tự trong bảng mã ASCII là ) và Line Feed (LF – xuống dòng, ký tự trong bảng mã ASCII là ).
Ví dụ ở Hình 5 dưới đây, lệnh “*IDN? ” được dùng để hiển thị thông tin về thiết bị đo Hioki RM3544-01 như model, serial number và phiên bản firmware.
Hình 5: Câu lệnh “*IDN? ”
Ở lệnh tiếp theo là đặt thang đo tại giá trị 30mΩ và tốc độ đo chậm “Slow”. Ký tự “:” được dùng để nối các thành phần trong một lệnh, ký tự “;” để nối hai lệnh với nhau. Câu lệnh đầy đủ sẽ như sau:
RES:RANG 3E-3;SAMPle:RATE SLOW
Gửi lệnh này tới thiết bị đo RM3544-01 sẽ có kết quả như trong Hình 6.
Hình 6: Thực hành câu lệnh “RES:RANG 3E-3;SAMPle:RATE SLOW :
Ví dụ cuối cùng là đọc các giá trị đo từ thiết bị bằng câu lệnh ”READ? ”.
Hình 7: Truy xuất giá trị đo từ thiết bị
Từ những ví dụ trên về việc giao tiếp được với thiết bị đo bằng các câu lệnh từ máy tính cho thấy khả năng có thể lập trình được bằng Labview mà sẽ được trình bày trong bài viết tiếp theo.
Tìm Thêm Các Sản Phẩm Của Hioki Tại Đây
Bài viết liên quan